Tại sao Google, Airbnb và Pinterest đều có logo tương tự nhau như vậy?

Các chuyên gia về thương hiệu cần cân nhắc điều này.

Tại sao logo của các công ty công nghệ lại giống nhau? Từ Google, Airbnb đến Spotify và Pinterest, các công ty này đã dần chuyển thương hiệu của họ từ những kiểu chữ mang tính riêng biệt thành các phông chữ sans-serif trông tương tự nhau. Tháng 2 vừa qua, một viral tweet từ hãng âm thanh Oh No Type Co đã so sánh những logo cũ và logo hiện tại của bốn công ty này, chúng cho thấy thương hiệu hiện tại của mỗi công ty đều giống nhau.

Bài viết của Katharine Schwab là một biên tập viên cộng tác về công nghệ, thiết kế và văn hoá tại Co.Design có trụ sở tại New York.

Phải chăng có một lý do kỹ thuật cho sự thay đổi trên? Liệu yếu tố văn hóa có ảnh hưởng gì không? Liệu các công ty trên có đang cố gắng bảo vệ các thông điệp khác nhau, khi mà giờ đây họ là các tập đoàn trị giá hàng tỷ đô la? Chúng tôi đã liên hệ với các chuyên gia về thương hiệu, những người đã làm việc với các công ty công nghệ cao để yêu cầu trả lời. Và đây là những lý luận của họ.

Sans Serif = Đơn giản hóa

“Luận thuyết của tôi là họ muốn tích hợp giao diện và cảm nhận từ quan điểm của một logo với UI của họ. Họ đang tìm kiếm một bản sắc nhất quán, một trải nghiệm, một giao diện và cảm nhận gắn kết. Khi họ quan tâm đến UI cho các ứng dụng, cho trang web, hoặc giao diện nghĩa là họ đang cố gắng đơn giản hóa nó. Khi bạn đơn giản hóa, bạn sẽ tránh xa những mẫu logo kỳ lạ và độc nhất mà các công ty này đã từng cho ra mắt.” – Hardard Belk, Co-CEO kiêm giám đốc sáng tạo của Siegel + Gale.

“Số lượng hình ảnh của người tiêu dùng bị khủng bố mỗi ngày rất nhiều – trên đường phố, trên máy tính xách tay hoặc điện thoại thông minh. Sự hỗn loạn hình ảnh làm khó khăn để điều hướng. Tác động trước hết là sự rõ ràng, đã trở thành từ khóa cho tất cả các thương hiệu. Tất cả các logo đậm nét và trung lập này đang nói cho người tiêu dùng biết cùng một thông điệp: Thương hiệu và dịch vụ của chúng tôi rất đơn giản, tiến bộ, rõ ràng. Và rất dễ đọc” –Thierry Brunfaut, giám đốc sáng tạo kiêm thành viên sáng lập của Base Design.

Càng giống nhau càng đáng tin cậy

“Tôi xem đây là một bước đi tự nhiên cho các thương hiệu, khi họ phát triển từ những công ty mới thành lập. Mục tiêu của họ là đưa danh tiếng trở thành một phần đáng tin cậy trong cuộc sống hàng ngày của mọi người. Sự chân thành và phong cách riêng giúp định hình và thu hút sự quan tâm rộng rãi (có thể mang lại doanh thu lớn hơn).

Có một mối quan ngại nữa, đó là chúng ta thường nghĩ thương hiệu qua màu sắc/kiểu dáng/logo, nhưng điều này không đúng với các thương hiệu hiện đang phát triển. Hầu hết các thương hiệu công nghệ được thành lập đã tạo ra đặc trưng riêng thông qua dịch vụ, nội dung, tiếng nói, và định hướng vận hành. Họ có đủ khả năng để làm nổi bật tính cá nhân và giá trị thông qua các ứng dụng hoặc trang web; kiểu chữ của các công ty trên thế giới không còn là vấn đề lớn.” – Andy Harvey, giám đốc sáng tạo tại Moving Brands.

Logo không còn là thương hiệu

Người đứng đầu những thương hiệu digital, cũng như bất kỳ thương hiệu lớn nào khác, đều biết rất rõ họ không cần khẳng định bởi logo, mà do sản phẩm hay dịch vụ mà họ cung cấp. Trước đây, các nhà thiết kế logo sẽ tìm kiếm một ‘ý tưởng’ để thiết kế. Điều đó rõ ràng không cần thiết nữa: Thương hiệu đã là ý tưởng. Logo của họ có thể giống nhau, nhưng những gì họ cung cấp và hiệu quả mang lại hoàn toàn khác nhau, đó là những giá trị mà người dùng cuối cùng nhận được. Chúng được thừa nhận 100%.

“Những thương hiệu hiện nay rất tốt và được sử dụng rộng rãi đến mức chúng đã trở thành một phần trong cuộc sống và văn hóa hàng ngày của chúng ta. Đó là lý do tại sao các thương hiệu không cần logo nữa, vì chúng trở thành từ (hay thậm chí tốt hơn là các động từ) trong ngôn ngữ hàng ngày. Những câu nói như “Tôi sẽ tìm kiếm trên google” là ví dụ điển hình. Trở thành từ ngữ, những thương hiệu này sẽ được trình bày bằng câu và văn bản ngày càng nhiều. Để củng cố thêm điều đó, hầu hết các thương hiệu đã chi trả cho việc thiết kế các kiểu chữ tùy chỉnh thay vì logo: Một kiểu chữ tùy chỉnh trở thành tiếng nói để nhận biết họ trên mọi nền tảng hoặc thiết bị. “– Thierry Brunfautgiám đốc sáng tạo và đối tác sáng lập của Base Design.

“Tôi nghĩ rằng xu hướng bây giờ logo không phải là tất cả. Nó không thể hiện nhiều trong việc xác định danh tính. Vì vậy, nhiều thương hiệu có thể được nhận diện bằng các yếu tố cũng như trải nghiệm khác nhau, mà logo chỉ hỗ trợ một phần. Phép ẩn dụ của tôi là, hãy nghĩ đến logo như yếu tố chủ chốt trong một cây cầu. Nó là trung tâm, nhưng có một loạt các thứ khác xung quanh để giữ cho cây cầu nguyên vẹn và giúp bạn đi từ bên này sang bên khác. Nó phải phù hợp với rất nhiều bộ phận cấu thành khác.” – Hardard Belk, Co-CEO và giám đốc sáng tạo của Siegel + Gale.

Các logo đơn giản hoạt động tốt trên smartphone

“Kể từ khi loại bỏ phong cách thiết kế skeuomorphism vào năm 2007, ngành công nghệ đã không ngừng lặp lại phong cách thiết kế ‘phẳng’, chúng tôi không cần ẩn dụ trong UX như đã làm vào những ngày đầu công nghệ, bởi vì nó chỉ hoạt động nhanh và tốt hơn trên smartphone màn hình nhỏ. Kỹ thuật typography đã bị ảnh hưởng bởi điều này, đến mức tất cả trở nên khá cũ và được dự đoán không còn rập khuôn hay theo quy luật nữa. Nhưng nó không khác gì các loại khác, nơi mà các code thị giác trở nên cổ hủ.”

“Tôi nghĩ nếu bạn nhìn vào nhiều thể loại (nhưng không phải tất cả) bạn có thể thấy điều tương tự xảy ra. Có lẽ không phải chính xác cùng một phông chữ, nhưng chắc chắn là cùng thể loại phong cách.Ví dụ: Nếu bạn nhìn vào nhãn hiệu sang trọng, chúng có thể rất phù hợp, như các thể loại rượu whiskey Scotland hoặc trên thuốc giảm đau. Tất cả đều có mã số, mật mã và những câu nói quen thuộc.

“Chúng ta có thể bị mắc kẹt với nó trong một thời gian, cho đến khi ai đó thổi lên một làn gió mới. Và tôi sẽ nói, hãy mang nó về đi.” – Nick Clark, giám đốc sáng tạo điều hành của Superunion New York.

Người dịch: Thao Lee

Nguồn:fastcodesign